KienthucHR

Vì sao dạo này dân HR bị chửi nhiều thế

dân hr

Dân HR dạo này bị chửi và có những vấn đề tiêu cực xoay quanh? Vào thẳng vấn đề, ngày nào mình cũng đọc được vài bài ứng viên chửi HR ở trong các hội nhóm. Nói chung cũng thấy buồn cho nghề mình. Nhưng đọc kĩ ra thì thấy những trường hợp đó chẳng oan ức gì cho cam, mình là ứng viên khéo mình còn chửi kinh hơn. 

Ở bài viết này, mình sẽ bày cho các bạn ứng viên một số mánh lới dân HR ăn xổi hay dùng để được việc của mình; và nguyên nhân tại sao lại thế. Đồng thời, chia sẻ về cách làm như thế nào để tránh nhé. Khi các bạn ứng viên nâng chuẩn, HR khắc phải tự nâng chuẩn theo; và ngược lại, HR chuẩn xịn cũng rất khắt khe trong lựa chọn ứng viên.

1 – Fake tên vị trí HRBP là gì?

Đây là một kĩ thuật đăng tin tương đối phổ biến để mở rộng nguồn tiếp cận. Ví dụ bên mình có vị trí “Chuyên viên Phát triển sản phẩm mảng sách” chẳng hạn, thì sẽ có một số cách paraphrase như là “Chuyên viên Học liệu”, “Chuyên viên phát triển nội dung”… kiểu vậy. Nhưng về cơ bản đây chỉ là viết khác đi nhưng không sai bản chất, không lừa dối ứng viên. 

dân hr (source: freepik)

Nhưng một số bạn tuyển dụng telesales; hay trực tổng đài chẳng hạn thì lại xài cái bài “Nhân viên văn phòng làm giờ hành chính”; hoặc là “Nhân viên văn phòng thu nhập cao” với cái lý do là “thì vị trí đó làm ở văn phòng còn gì” nghe không thể chấp nhận được. Thế các vị trí khác trong cty đứng đường chắc? Nói trắng ra, chính các bạn biết vị trí đó khó tuyển, biết ứng viên hay né nên lươn lẹo.

Nhưng vấn đề ở đây là không thể dồn người khác vào thế khó để giải quyết cái khó của mình. Khó thì tìm cách tiếp cận với tập ứng viên cởi mở với nghề này; tìm cách giới thiệu cái hay, cái tốt của nghề; tìm cách nâng cao thương hiệu uy tín bản thân mình để ứng viên tin tưởng. Bản thân các bạn không tự tin là vị trí này hấp dẫn, thì ứng viên tin bạn kiểu gì? 

Nên tốt nhất các bạn ứng viên cứ hỏi kĩ HR; và đi thẳng vào vấn đề chính là “công ty cần em làm công việc gì?” trước khi quyết định đi phỏng vấn. Không tìm hiểu kĩ, tới nơi thất vọng thì một phần cũng là lỗi của mình. 

2 – Đặt dải lương ảo lòi

Khi các bạn thấy những vị trí mà dải lương nó xa nhau như Hoàng Mai với Cầu Giấy thì nên cân nhắc kỹ. Vì có mấy khả năng:

 ⁃ HR đánh vào yếu tố tài chính hấp dẫn để thu hút ứng viên nên để láo; hoặc mức cao nhất cty có thể trả là mức thấp nhất trong dải lương nên cứ ghi vào. Ví dụ chỉ trả 6tr là căng (thường là 5tr) nhưng cứ để là 6-15 cho nó oách vầy. 

 ⁃ Mức lương cao nhất là có, nhưng cả cty được một người duy nhất một lần trong năm. Thường HR sẽ chuẩn bị sẵn một ảnh chụp màn hình chuyển lương để làm chứng

Các bạn nên khảo sát xem với năng lực, kinh nghiệm của mình thì thị trường đang trả bao nhiêu (Vietnamworks với TopCV có báo cáo thị trường lao động hằng năm đó). Nếu người ta nói cái số cao quá mà vênh đến 30% trở đi cũng đừng mừng vội. Hoặc hỏi thẳng luôn “chị có em hỏi mức lương 15 triệu kia có bao nhiêu % người ở bộ phận đó đạt được vậy chị? Có thường xuyên ko chị?”. 

3 – Vì sao nên nỗi?

 ⁃ Doanh nghiệp Việt Nam mỗi ngày nở ra vài trăm cái, đồng nghĩa với HR cũng vậy. HR là một trong những nghề nghiệp không yêu cầu bắt buộc phải tốt nghiệp từ chuyên ngành cố định nào cả. Ai cũng có cơ hội trở thành HR chỉ sau một đêm

dân hr (source: freepik)

 ⁃ Chính vì không được lựa chọn và đào tạo tử tế, nên mọi người tưởng làm HR (đặc biệt là làm tuyển dụng) dễ lắm. Chỉ có cắm mặt vào đăng bài trên các loại hội nhóm, chờ CV về, hỏi vài câu là xong. Từ đó hình thành nên một bộ phận HR hời hợt; cẩu thả với chính cái nghề mang lại cho mình áo mặc cơm ăn; mang đến những trải nghiệm tồi tệ cho ứng viên.

Vấn đề phát sinh từ chủ doanh nghiệp

 ⁃ Ông chủ của công ty nếu chỉ quan tâm đến phương diện tài chính, lợi nhuận; mà mặc kệ con người thì HR ở cái công ty đó khả năng cao là không có tâm được. Nói ngược lại là người có tâm người ta không ở đó. Có khi còn không có HR chuyên trách đâu mà trưởng bộ phận tự tìm quân cho mình thôi. Sếp không có tâm thì quan tâm gì tới dùng luật sao cho đúng; làm thương hiệu tuyển dụng sao cho uy tín, kèm cặp theo dõi HR sao cho sát sao được. Số lượng ông chủ này RẤT NHIỀU!!!

 ⁃ Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, sử dụng thực tập sinh hoặc CTV tuyển dụng. Đội này trẻ, khoẻ, máu lửa nhưng thường thiếu độ chín & độ sâu, thành ra có những quả cãi nhau tay đôi với ứng viên mà mọi người thấy, hỏi ra HR 2k2, 2k1 rất nhiều. Việc huấn luyện và uốn nắn thế hệ kế cận cực kỳ quan trọng! Vì nếu sai thì có khi không phải công ty đó chịu hậu quả; mà có thể là bất cứ công ty nào khác sau này. 

Nguồn: Thai Ha Nguyen

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version