Kiến Thức Chuyên NgànhNews

Trí tuệ cảm xúc (EQ): “Kỹ năng” phải có của mọi nhân viên

trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc có quan trọng đối với một nhân viên? Một vài bài báo từng đăng tải nhận định chung của người-trong-văn-phòng ngày nay như sau: “Không gì tệ bằng một môi trường làm việc thiếu vắng sự đồng cảm giữa mọi người”. Họ cho rằng đồng cảm là thành tố quan trọng làm nên môi trường môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hoà hợp (DE&I, viết tắt của Diversity, Equity và Inclusion). Và chỉ trong môi trường như vậy, họ mới cảm thấy tự tin được là chính mình. 

Đồng cảm là khả năng nhận biết, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác. Đây là một phần thiết yếu thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ hay Emotional Quotient, Emotional Intelligence); và để master được nó thực không phải chuyện dễ dàng. Nhưng nếu bạn muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, trí tuệ cảm xúc là “kỹ năng” bạn nhất định phải có!

Cốt lõi của trí tuệ xúc cảm là… cảm xúc!

Tiêu đề này có hiển nhiên quá không? Câu trả lời là không. Cho đến hiện tại, khi nói về trí tuệ cảm xúc, nhiều người vẫn chưa rõ đâu là trọng tâm cần nhấn. Nếu như đồng cảm dừng lại ở mức nhận biết; và thấu hiểu cảm xúc của người đối diện, thì trí tuệ cảm xúc chính là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân lẫn người khác. Hay nói khác đi một chút, khả năng đặt mình vào vị trí của người kia. 

trí tuệ cảm xúc
trí tuệ cảm xúc (source: freepik)

Trí tuệ cảm xúc thực sự được biết đến rộng rãi thông qua cuốn “Emotional Intelligence” của Daniel Goleman. Trong đó, ông xác định 3 thành phần chính của EQ (theo thứ tự tăng tiến) là: 

Sự nhận thức cảm xúc (emotion perception)

Là khi bạn biết và tự nhận thức được các đặc điểm, hành vi và cảm xúc của chính mình cũng như của người khác. Điều này có thể bao gồm hai khả năng nữa là:

  • (1) khả năng nhận biết cảm xúc của người khác, dù cho bạn thích/không thích cảm xúc đó
  • (2) khả năng phân định đâu là cảm xúc chân thực, đâu là cảm xúc gượng ép. 

Sự thấu hiểu cảm xúc (emotion understanding)

Là thời điểm bạn nhận ra sự hiện hữu của những cảm xúc phức tạp; thậm chí là xung đột lẫn nhau. Và đồng thời, bạn cũng có khả năng nhận biết; và thấu hiểu tiến trình của cảm xúc theo thời gian. Một ví dụ để bạn hiểu thế nào là xung đột cảm xúc. Khi một người đang trải qua giai đoạn thay đổi, mọi thứ đều bị xáo trộn; thì lúc đó họ mang trong mình hai thứ cảm xúc: Vừa buồn rầu, vừa tức giận. 

Sự điều tiết cảm xúc (emotion regulation)

Là một phần của việc quản trị bản thân. Như đã chia sẻ, EQ là một quá trình. Và để đạt đến bước “làm chủ” cảm xúc của bản thân, bạn chắc chắn cần đi qua hai giai đoạn nhận thức cảm xúc (emotion perception); và thấu hiểu cảm xúc (emotion understanding). Khả năng quản lý tốt cảm xúc cho phép chúng ta tạm quên đi thiên kiến cá nhân để đặt mình vào vị trí của người đối diện. 

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa trí tuệ cảm xúc (EQ) với đời sống cá nhân; cũng như công việc của chúng ta. Ở hai giai đoạn đầu tiên, chúng ta học cách hiểu mình và học cách đồng cảm với người khác. Từ đó, chúng ta mới áp dụng những thấu hiểu của mình để “điều khiển” bộ máy cảm xúc của bản thân. Khái niệm đường tắt hay nhảy cóc, rất tiếc, không tồn tại trong quá trình này. 

Làm sao phát triển trí tuệ cảm xúc?

Quay lại nhận định ở phần đầu bài viết này, đa số ứng viên và nhân viên văn phòng đều muốn làm việc ở một môi trường lành mạnh. Ở đó họ được là chính mình, họ được thấu hiểu; và có những mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp hơn. Vậy trước hết, họ cần phát triển kỹ năng trí tuệ cảm xúc. 

trí tuệ cảm xúc
trí tuệ cảm xúc (source: freepik)

Và giống như mọi kỹ năng khác, trí tuệ cảm xúc đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ theo thời gian. Không có ai ngày một, ngày hai mà master được kỹ năng này cả. Ngay dưới đây là 4 gợi ý hoạt động các công ty nên tổ chức cho nhân viên của mình:

ĐÁNH GIÁ:

Những buổi đánh giá đóng vai trò nền tảng cho mọi hành động thay đổi khác. Thông qua đánh giá, công ty và bản thân nhân viên sẽ hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu đang tồn tại; cũng như cơ hội cải thiện kỹ năng trí tuệ cảm xúc của mình. 

ĐÀO TẠO KỸ NĂNG:

Các khóa học về chủ đề lắng nghe thấu cảm, giao tiếp và quản trị thay đổi có thể giúp nhân viên tìm ra đường hướng cải thiện khả năng tương tác trong công sở của mình. 

THỰC HÀNH:

Tạo điều kiện để nhân viên ghi nhớ và ứng dụng những gì đã học. Và đặc biệt quan trọng, công ty cần tạo dựng một môi trường an toàn về mặt tâm lý. Cơ bản nhất là giữ bí mật những điều nhân viên sắp sửa chia sẻ đây. Như vậy, nhân viên mới thật sự thoải mái thể hiện bản thân mình. 

FEEDBACK:

Những buổi review 1-1 với cấp trên hoặc mentor; hoặc ý kiến từ mọi người (360-degree feedback hay multi-rater feedback) có thể cung cấp cho từng cá nhân góc nhìn khách quan về những nỗ lực của họ. 

Sức mạnh của tổ chức đến từ những mối quan hệ lành mạnh

Xuyên suốt bài viết này kienthuchr tập trung nhấn mạnh những lợi ích mà trí tuệ cảm xúc đem lại cho cá nhân. Vậy cả tập thể thì sao? 

Có thể tóm tắt như thế này: Nhân viên quản trị tốt cảm xúc cá nhân → Mối quan hệ nhân viên – sếp, đồng nghiệp – đồng nghiệp tốt đẹp hơn → Nhân viên làm việc hiệu quả hơn → Thúc đẩy sự phát triển của công ty. 

Trong cuốn ebook “Emotional Intelligence at Work”, tác giả dẫn kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc; và hiệu suất công việc. Kết luận rằng khi khả năng quản trị cảm xúc phát triển; hiệu suất làm việc lẫn khả năng chịu đựng áp lực của nhân viên đều trở nên tốt hơn. 

Nhà tuyển dụng tìm kiếm phẩm chất gì ở nhân viên? Đó là những người không ngại vươn xa, người luôn giữ được sự bình tĩnh bất kể hoàn cảnh giao tiếp khó chịu đến mức nào. Và người luôn coi mình là “trang giấy trắng” cần được học hỏi thêm. Và các công ty đừng chần chừ! Hãy dành thêm tâm sức đầu tư vào kỹ năng trí tuệ cảm xúc cho nhân viên của mình; vì thành quả cuối cùng phải nói là rất ngọt ngào. 

Lời kết

Kỹ năng quản trị cảm xúc và xây dựng mối quan hệ là hành trang cần thiết để bạn đứng vững trước những sự thay đổi thường trực ở văn phòng. Hãy sớm làm chủ nó. 

Có thể bạn quan tâm: