Chuyện Nghề HRKiến Thức Chuyên Ngành

Mục tiêu nhân sự chuẩn SMART: Định nghĩa, hướng dẫn và 12 ví dụ tiêu biểu (Phần 2)

Trong phần 1, kienthuchr và bạn đã có dịp tìm hiểu tổng quan về mục tiêu nhân sự SMART và một số tip triển khai trong thực tế. Và ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiền ngẫm một số ví dụ tiêu biểu về mục tiêu SMART trong công ty ở cấp độ cá nhân và đội nhóm. 

Mục tiêu nhân sự chuẩn SMART

Trước khi đặt bút thiết lập các mục tiêu SMART, mời bạn cùng kienthuchr lướt và tìm cảm hứng ở một vài ví dụ tiêu biểu về mục tiêu SMART cho đội nhóm và cá nhân. 

Mục tiêu đội nhóm chuẩn SMART

1. Mục tiêu gắn kết nhân viên

Trong vòng 6 tháng tiếp theo, giới thiệu chương trình ghi nhận thành quả của nhân viên và chính sách giờ làm việc linh hoạt nhằm khích lệ tinh thần làm việc của mọi người. Từ đó, tăng mức độ gắn kết của nhân viên lên 20%.

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Thúc đẩy sự tương tác giữa nhân viên và công ty bằng chương trình ghi nhận nhân viên và chính sách giờ làm việc linh động.
  • Có thể đo lường (Measurable): Chỉ số gắn kết nhân viên tăng từ 50% lên 70%.
  • Có thể đạt được (Achievable): Chỉ định một thành viên ở mỗi team tham gia thiết kế chính sách, dưới sự hỗ trợ nhiệt tình từ ban lãnh đạo. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Nhân viên càng gắn kết, năng suất làm việc càng cao. 
  • Giới hạn thời gian (Time Bound): Trong vòng 6 tháng cho tới thời điểm khảo sát nhân viên kế tiếp.

2. Mục tiêu phúc lợi nhân viên

mục tiêu nhân sự SMART
mục tiêu nhân sự SMART (source: freepik)

Trong 45 ngày tiếp theo, tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên liên quan đến phúc lợi của công ty. Sau đó, dùng những dữ liệu thu thập được đề xuất kế hoạch cải thiện chế độ phúc lợi hiện tại. 

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Dùng insight từ khảo sát để trả lời cho câu hỏi liệu chế độ phúc lợi bây giờ có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân viên hay là không. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Dữ liệu từ khảo sát sẽ xác định mức độ hài lòng của nhân viên với chế độ phúc lợi. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Phần mềm khảo sát trong trạng thái sẵn sàng. Bộ phận HR toàn quyền truy cập hệ thống và sử dụng dữ liệu để ra quyết định. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Một chế độ phúc lợi đúng đắn góp phần thu hút và giữ chân người tài. 
  • Giới hạn thời gian (Timebound): Trong vòng 45 ngày tới. 

3. Mục tiêu giảm chi phí tuyển dụng

Từ đây đến cuối năm, tập trung tăng cường mức độ gắn kết của nhân viên và mức độ hài lòng của họ về lương thưởng. Đồng thời, tiến hành khảo sát và phỏng vấn để có kế hoạch giữ chân người tài tốt hơn. Mục tiêu cuối cùng là cắt giảm 15% chi phí tuyển dụng mới. 

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Giảm chi phí tuyển dụng mới thông qua việc giữ chân nhân viên hiện tại. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Giảm 15% chi phí tuyển dụng. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Con số trên hoàn toàn hợp lý và chưa kể, data thu được từ khảo sát sẽ cho biết những điểm trọng yếu cần cải thiện để làm hài lòng nhân viên. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Giảm tỷ lệ nhảy việc chính là tiết kiệm thời gian và tiền bạc. 
  • Giới hạn thời gian (Time Bound): Đến hết năm nay. 

4. Mục tiêu kết quả làm việc của nhân viên

Trong 6 tháng tới đây, dựa trên KPIs để phát triển chương trình thưởng nóng cho những nhân viên thể hiện xuất sắc nhất.  

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Tăng năng suất làm việc bằng cách tạo động lực để nhân viên nỗ lực vươn xa hơn. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Giải thưởng dựa theo các mức KPIs. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Kinh phí và KPIs đều đã được phê duyệt. Mục tiêu này hoàn toàn khả thi. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Nhân viên làm việc chăm chỉ hơn khi họ nhận thấy họ có khả năng đạt được giải thưởng này. 
  • Giới hạn thời gian (Timebound): 6 tháng tiếp theo. 

5. Mục tiêu tuyển dụng hiệu quả

Cuối quý tiếp theo, điều chỉnh nội dung tuyển dụng rõ ràng hơn và tự động hóa khâu đánh giá hồ sơ ứng viên nhằm tăng 25% khả năng “lấp đầy” vị trí trồng đúng thời hạn.

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Đẩy nhanh quá trình đánh giá hồ sơ để vị trí trống “sớm ngày có chủ”.
  • Có thể đo lường (Measurable): Tăng 25% khả năng tuyển dụng các vị trí đúng deadline
  • Có thể đạt được (Achievable): Nội dung tuyển dụng rõ ràng và cụ thể sẽ thu hút nhiều ứng viên ứng tuyển. Ngoài ra, công ty mua bản quyền phần mềm HR có khả năng tự đánh giá hồ sơ và tự lên lịch phỏng vấn. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Tuyển dụng càng nhanh chóng thì nhân viên sớm có cơ hội tiếp xúc và làm quen với công việc. Đồng thời, giảm gánh nặng cho đội ngũ hiện tại khi vị trí trống quá lâu. 
  • Giới hạn thời gian (Timebound): Cuối quý tới. 

6. Mục tiêu phát triển chuyên môn 

Trong vòng 6 tuần, lên kế hoạch tổ chức lớp học mỗi quý về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho nhân viên. Mỗi buổi học là một chủ đề chuyên biệt và được hướng dẫn bởi chuyên gia trong lĩnh vực đó. Sau mỗi buổi, tiến hành khảo sát ý kiến của nhân viên về lợi ích của lớp học. 

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Thiết lập workshop hàng quý giúp nhân viên mở rộng và phát triển kỹ năng. Một số chủ đề đáng quan tâm là giao tiếp, đàm phán, diễn thuyết và quản lý thời gian. 
  • Khả thi để đo lường (Measurable): Dữ liệu khảo sát sẽ đánh giá chính xác giá trị lớp học đem lại. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Bộ phận nhân sự sẽ tìm hiểu chủ đề và mời diễn giả phù hợp. Có thể sử dụng kinh phí công ty để chi trả trong trường hợp diễn giả là người bên ngoài tổ chức. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển cũng là cách xây dựng phễu nhân tài. 
  • Giới hạn thời gian (Timebound): Trong vòng 6 tuần. 

7. Mục tiêu onboarding

Trong thời hạn 1 năm, triển khai phần mềm onboarding giúp tổ chức công tác đào tạo, nâng cao khả năng lưu trữ thông tin; và đẩy nhanh thời gian tuyển dụng hơn 20%.

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Quá trình onboarding sẽ hiệu quả hơn khi có phần mềm hỗ trợ sắp xếp; và phân bổ chính sách công ty, quy trình làm việc và đào tạo. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Giảm 20% thời gian tuyển dụng và giúp nhân viên mới làm quen với công việc. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Chi phí phần mềm hoàn toàn hợp lý với kinh phí hiện có. Và bản thân phần mềm sẽ theo dõi thời gian onboarding của mỗi nhân viên mới. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Giảm thời gian onboarding giúp công ty tiết kiệm chi phí. 
  • Giới hạn thời gian (Time Bound): 1 năm kể từ ngày triển khai. 

8. Mục tiêu xây dựng văn hoá công ty

mục tiêu nhân sự SMART
mục tiêu nhân sự SMART (source: freepik)

Sáng tạo cách truyền đạt các giá trị văn hoá của công ty tới nhân viên; nhằm tăng lượt đánh giá tốt cho tiêu chí “môi trường làm việc tích cực” lên 10% trong khảo sát công ty vào năm tới.

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Tích hợp giá trị của công ty trong từng quyết định hay chiến dịch truyền thông nội bộ; giúp nhân viên ghi nhớ và nhận ra mô thức hành vi của tổ chức. Từ đó bản thân mỗi người tự ý thức hành động đúng đắn hơn; tạo thành một môi trường làm việc thật sự tích cực. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Tăng chỉ số trải nghiệm tích cực của nhân viên từ 65% lên 75%. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Tập trung huấn luyện cho quản lý cấp trung – một “kênh truyền thông”; đặc biệt hiệu quả đối với nhân viên. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Nhân viên hiểu rõ giá trị văn hoá của công ty có xu hướng gắn bó lâu dài hơn. 
  • Giới hạn thời gian (Timebound): Khảo sát công ty vào năm tiếp theo. 

Mục tiêu cá nhân chuẩn SMART

9. Mục tiêu quản lý thời gian

Tháng tới, tôi sẽ cải thiện kỹ năng quản lý thời gian để tăng hiệu suất công việc; và đồng thời, duy trì trạng thái cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân tốt hơn. 

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Tôi sẽ dành ra 2 giờ mỗi ngày tập trung làm những task quan trọng nhất. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Tôi sẽ ghi chú khung giờ này lên lịch cá nhân và sử dụng công cụ bấm giờ để đo lường. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Tôi sẽ xác định khung 2 tiếng cụ thể cho từng ngày; và thông báo đến đồng nghiệp, hạn chế tối đa khả năng bị làm phiền. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Việc chuyên tâm xử lý các nhiệm vụ quan trọng sẽ giúp tôi xong việc và về nhà đúng giờ. 
  • Giới hạn thời gian (Timebound): Tôi cam kết thực hiện kế hoạch này trong vòng 1 tháng để có thể đánh giá rõ ràng lợi ích nó đem lại. 

10. Mục tiêu tìm mentor 

Trong 2 tuần tới đây, tôi sẽ tạo dựng kết nối với một mentor. Người tôi tin tưởng và tôn trọng. Người sẵn sàng dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm và chỉ bảo kiến thức giúp sự nghiệp của tôi phát triển hơn. 

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Liên hệ đồng nghiệp cũ – giờ đây đã là Giám đốc nhân sự; và đưa ra đề nghị về buổi cafe mỗi tháng nhằm trao đổi về lĩnh vực HR. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Kết nối này có thể được thiết lập hoặc không.
  • Có thể đạt được (Achievable): Tôi tin anh ấy rất sẵn lòng gặp tôi; và cả hai chúng tôi đều ưu tiên cuộc hẹn này. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Mentor sẽ cho tôi lời khuyên; và góc nhìn tươi mới về lĩnh vực HR, và cách để tôi bước chân vào ngành này. 
  • Giới hạn thời gian (Time Bound): Dùng 2 tuần để liên hệ và thiết lập kết nối. Duy trì gặp gỡ liên tục trong vòng 6 tháng. 

11. Mục tiêu giấy chứng nhận đối tác nhân sự (HRBP)

Vì những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, tôi sẽ lấy chứng chỉ HRBP trong 3 tháng tới.

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Đăng ký khóa học HRBP trực tuyến. Học đều đặn theo tiến độ để lấy được chứng chỉ. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Chứng chỉ.
  • Có thể đạt được (Achievable): Mỗi tuần, tôi sẽ dành 2 tiếng rưỡi cho khóa học này. Dự kiến hoàn thành khóa học sau 12 tuần.
  • Sự phù hợp (Relevant): Khóa học này trang bị cho tôi nền tảng kiến thức để trở thành HRBP. Và chứng chỉ là tờ giấy xác nhận cho sự cố gắng của tôi; giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc mới. 
  • Giới hạn thời gian (Time Bound): Trong vòng 3 tháng.

12. Mục tiêu diễn thuyết trước đám đông (Public speaking)

Để trở thành một diễn giả cuốn hút hơn, tôi sẽ tham gia khóa học/ CLB về public speaking trong khoảng 1 năm. 

Phân tích theo khung mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Tham gia một khóa học/ CLB diễn thuyết trước đám đông. 
  • Có thể đo lường (Measurable): Bạn đồng môn quan sát và góp ý về kỹ năng. 
  • Có thể đạt được (Achievable): Tôi yêu thích việc này và sẵn sàng dành khung thời gian cố định để học. 
  • Sự phù hợp (Relevant): Kỹ năng thuyết trình lôi cuốn góp phần củng cố vị thế của tôi trong công ty. 
  • Giới hạn thời gian (Time Bound): Tham gia càng sớm càng tốt và cam kết theo đuổi trong vòng 1 năm. 

Tóm lại là 

Thiết lập mục tiêu nhân sự chuẩn SMART đem lại lợi ích ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức. Mục tiêu SMART như một tấm bản đồ lớn mà nhìn vào đó, bạn biết được đích đến, đường đi; và tiến độ hiện tại. Ngoài ra, bằng cách vạch rõ những “mục tiêu con con”, khung mục tiêu SMART còn tạo động lực giúp bạn; và các thành viên chậm rãi tiến về cột mốc cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm: