
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding) quan trọng như thế nào? Đâu là lời giải cho vấn đề thu hút nhân tài về cho doanh nghiệp khi mà khả năng cạnh tranh về lương còn hạn chế? Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn khác biệt giữa một loạt nhà tuyển dụng? Câu trả lời nằm ở: Thương hiệu tuyển dụng.
Employer Branding là gì?
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding) là tất cả những hoạt động doanh nghiệp làm với mục đích quảng bá hình ảnh đặc trưng của mình đến người tìm việc; và các ứng viên tiềm năng. Ở đây cần phân biệt khái niệm này với khái niệm thương hiệu tuyển dụng (Employer Brand). Tức là hình ảnh doanh nghiệp với tư cách nhà tuyển dụng trong mắt người tìm việc.

Tuy hoạt động Employer Branding có ảnh hưởng trực tiếp, nhưng gần như không thể quyết định được Employer Brand. Do thương hiệu tuyển dụng của công ty thường được hình thành thông qua trải nghiệm thực tế của ứng viên và nhân viên. Ví dụ:
- Khi ứng viên có trải nghiệm tệ vào ngày phỏng vấn, họ sẽ có nhận xét tiêu cực về công ty. Và họ chắc chắn sẽ lan truyền trải nghiệm tồi tệ đó đến người khác.
- Khi nhân viên được nhận phúc lợi xứng đáng, được trải nghiệm môi trường chuyên nghiệp… chắc hẳn họ sẽ hài lòng với công việc; sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm tích cực đó đến gia đình, bạn bè. Từ đó, củng cố hình ảnh tốt đẹp hơn về thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.
5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng theo tư duy Marketing
Với xu hướng cạnh tranh nhân lực hiện nay, chúng ta cần nhìn nhận Employer Branding tương tự như hoạt động Marketing. Nhưng thay vì khách hàng, đối tượng mà chúng ta cần thu hút và giữ chân là ứng viên.
Chúng ta đã quen với các khái niệm Marketing như: Chân dung khách hàng, Điểm lợi thế cạnh tranh USP hay hành trình khách hàng. Trong chiến lược Employer Branding được giới thiệu dưới đây, chúng ta cũng sẽ tiếp cận dưới góc độ tương tự; với các mô hình như: Chân dung ứng viên hay Định vị giá trị nhân sự EVP. Dưới đây là 5 bước chiến lược bạn có thể áp dụng khi thực hiện xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược thương hiệu tuyển dụng
Trước hết, hãy nghĩ xem bạn muốn đạt được điều gì với chiến lược Employer Branding của mình. Một số mục tiêu phổ biến bao gồm:
- Nhận được nhiều đơn xin việc hơn
- Có thêm nhiều ứng viên chất lượng cao
- Tăng mức độ tương tác trực tuyến
- Tăng mức độ tương tác của ứng viên
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu của nhà tuyển dụng
- Tạo niềm tin với các ứng viên hiện tại
- Nhận được nhiều khách truy cập website tuyển dụng của công ty hơn
- Tăng tỷ lệ giới thiệu công việc
- Tăng tỷ lệ chấp nhận offer
Bước 2: Xây dựng chân dung ứng viên
Xác định tính cách ứng viên của bạn là một bước không thể thiếu. Nếu không biết ứng viên lý tưởng của mình là ai, bạn sẽ không thể gửi đúng thông điệp đến những ứng viên mà bạn muốn thu hút. Dưới đây là mô hình xây dựng chân dung ứng viên mà bạn có thể áp dụng để xác định đúng ứng viên.
Bước 3: Xác định EVP

Bạn có biết tại sao nhân viên hiện tại lại chọn bạn trong hàng loạt tổ chức bên ngoài? Bạn có biết tại sao họ ở lại? Họ thích điều gì nhất ở bạn với tư cách là nhà tuyển dụng?
Đây là những câu hỏi bạn cần trả lời để thiết lập định vị giá trị nhân sự của bạn. Nó gọi tắt là EVP (tiếng Anh: Employee Value Propositions). Hiểu đơn giản, EVP là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tuyển dụng; giúp một nhà tuyển dụng trở nên nổi bật và khác biệt. Dưới đây là 5 yếu tố chính của một mô hình EVP:
Bước 4: Xác định kênh quảng bá thương hiệu tuyển dụng
Sau khi xác định được EVP của mình, bước tiếp theo là xác định kênh quảng bá phù hợp cho thương hiệu tuyển dụng. Đi theo hành trình ứng viên, chúng ta có khoảng 10 điểm chạm giữa nhà tuyển dụng; và người tìm việc. Trong số đó, có nhiều điểm chạm đồng thời cũng là kênh quảng bá cho thương hiệu tuyển dụng. Các kênh quảng bá phổ biến như sau:
Thông thường, nỗ lực của các nhà tuyển dụng bao gồm:
- Xây dựng và quản lý các kênh tự chủ như: website công ty, hội thảo tuyển dụng, quy trình ứng tuyển của công ty.
- Theo dõi; điều hướng các kênh cộng đồng như: mạng xã hội, kênh lan truyền của nhân viên nội bộ.
- Đo lường và tối ưu hiệu quả trên các kênh trả phí như: quảng cáo tuyển dụng trên Facebook, các job site tuyển dụng trả phí.
Bước 5: Đo lường hiệu quả chiến lược Employer Branding
Không đo lường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể cải thiện mức độ hiệu quả tuyển dụng. Dựa trên các mục tiêu mà bạn đã thiết lập ở bước đầu tiên, bạn nên đo lường mức độ thành công của chiến lược Employer Branding của mình. Các chỉ số quan trọng mà bạn cần theo dõi là:
- So sánh chi phí từ các kênh tuyển dụng
- Số lượng ứng viên từ các nguồn
- Trạng thái và tỉ lệ chuyển đổi của các vị trí tuyển dụng
Nguồn: base.vn
Có thể bạn quan tâm: