Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp cần phải quan tâm. Nhân sự được xem là nền móng của doanh nghiệ; và là một yếu tố quan trọng trong các quá trình hình thành chuỗi giá trị. Do đó, việc cho đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều công ty được xem xét là ưu tiên hàng đầu của mọi công ty, tổ chức.
Để thực hiện được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thì cần phải xây dựng quy trình đào tạo phù hợp. Thông qua đó xác định từng bước theo đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp.
Trong bài viết này, kienthuchr sẽ giới thiệu đến những nhà quản trị doanh nghiệp những bước cũng như yếu tố cần thiết để đào tạo; và phát triển nguồn nhân lực.
1. Bước 1: Cần xác định rõ mục tiêu đào tạo đề ra
Mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến sau cùng trong việc đào tạo là đạt được kết quả như mong muốn. Việc đó bao gồm: những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo; và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo; số lượng và cơ cấu học viên; thời gian đào tạo.
Đây là một bước đầu quan trong giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo,;phát triển nguồn nhân lực và là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động trong mỗi công ty, tổ chức.
Và đối tượng mà mục tiêu hướng đến là những người lao động, những người có khả năng và có nhu cầu… Việc xác định đúng đổi tượng đào tạo giúp giảm chi phí và công sức cho doanh nghiệp.
Do đó, các mục tiêu đào tạo phải rõ ràng, cụ thể. Và nhà lãnh đạo có thể đánh giá được kết quả sau mỗi lần thực hiện.
2. Bước 2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực – Đào tạo và phát triển nguồn lực
– Các yếu tố bên ngoài và môi trường
Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như: khung cảnh kinh tế; dân số và lực lượng lao động trong xã hội; luật lệ của nhà nước; văn hóa và xã hội; đối thủ cạnh tranh; khoa học kỹ thuật; khách hàng; và chính quyền/đoàn thể.
– Môi trường bên trong
Môi trường bên trong bao gồm sứ mạng và mục đích của công ty, chính sách; và chiến lược của công ty, bầu không khí văn hóa của công ty, các cổ đông. Và sau cùng là công đoàn.
Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh doanh. Và việc đưa ra thị trường sẽ yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ lao động; kết cấu nghề nghiệp và trình độ lành nghề, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực rất khác nhau. Do đó, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực cần xem xét thật kỹ mức độ phức tạp của sản phẩm để xác định loại lao động với cơ cấu trình độ lành nghề phù hợp.
3. Bước 3: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp.
Việc phân tích sẽ làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp; và mức độ sử đụng nó. Nó có ý nghĩa rất lớn cho ta hiểu hơn về nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp. Thông qua đó làm cơ sở cho sự dự báo cả về nhu cầu; cũng như về nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai.
4. Bước 4: Đưa ra quyết định tăng giảm nguồn nhằm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn lực
Trên cơ sở phân tích nhu cầu nguồn nhân lực trong các kế hoạch dài hạn; và nguồn nhân lực sẵn có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và một số chương trình, kế hoạch nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh, thích nghi với các yêu cầu mới.
5. Bước 5: Xây dựng chương trình đào tạo
Có thể hiểu chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và các bài học cần được dạy, cho thấy những kiến thức, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp.
Chương trình của quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xây dựng trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo đã xác định. Sau đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất…để chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp.
6. Bước 6: Thực hiện đào tạo nhân sự – Đào tạo và phát triển nguồn lực
Bước tiếp theo là bắt tay vào thực hiện quy trình đào tạo và phát triền nguồn nhân lực đã đưa ra.
Mục tiêu của việc học tập và đào tạo này nhằm thay đổi kiến thức, hành vi và thái độ của người học. Và đối với mỗi mục tiêu và mức độ khác nhau, doanh nghiệp sẽ có những phương pháp phù hợp và đúng đắn.
7. Bước 7: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Mục đích của kiểm tra, đánh giá là hướng dẫn các hoạt động hoặc định nguồn nhân lực, xác định các sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó và đề ra các biện pháp hoàn thiện.
Các đánh giá bằng định lượng thường có tính khách quan hơn và giúp cho doanh nghiệp thấy được các sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện một cách rõ ràng hơn trong các lĩnh vực sau: số lượng và chất lượng nhân viên; năng suất lao động; tỷ lệ thuyên chuyển nhân viên, đặc biệt là những nhân viên mới tuyển; chi tuyển dụng đối với một số nhân viên; sự hài lòng của nhân viên đối với công việc v.v…
Có thể bạn quan tâm: