KienthucHR

Chiến lược tuyển dụng gặp khó, có ngay 12 mẹo “nhỏ mà có võ”!

chiến lược tuyển dụng

Bạn nghĩ sao về việc nâng tầm chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp? Cầu tài quá cao, cung tài quá thấp là vấn đề nóng hổi vài năm trở lại đây trên thị trường lao động nội địa. Rõ ràng, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gắt gao để thu hút anh tài đầu quân cho mình. Làm sao để chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp trở nên khác biệt giữa “đại dương đỏ” đó? Câu trả lời nằm ngay bên dưới, mời bạn khám phá!

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Người tài cỡ nào nhưng ở sai môi trường cũng không thể toàn tâm toàn ý phát triển. Giống hệt chuyện bạn bắt con cá sống tốt trên mặt đất vậy đó. Vậy mới nói, văn hoá công ty tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến cách nghĩ và hành động của nhân viên. Và ứng viên thường “ưu ái” những công ty có văn hoá; và hệ giá trị cốt lõi tương đồng với mình. 

chiến lược tuyển dụng (source: freepik)

Một nền tảng văn hoá vững chắc không chỉ giúp công ty phát triển bền vững; mà còn là công cụ đắc lực chắt lọc những ứng viên phù hợp nhất. Xin bạn ghi nhớ, chỉ khi công ty bạn xác định rõ ràng văn hoá của mình, các tuyệt chiêu dưới đây mới phát huy công hiệu.

Nếu bạn còn lờ mờ không rõ văn hoá công ty là gì, nhanh tay vào đây để đọc (chèn link bài số 1 của tháng 8).

Tích hợp mục tuyển dụng trên website công ty

Chúng cũng sẽ bao gồm các tin tuyển dụng; và một số thông tin chi tiết về công ty của bạn. Để được trợ giúp tốt hơn, bạn có thể xem sơ qua trang đăng ký của đối thủ cạnh tranh và cố gắng làm cho trang của bạn tốt hơn nữa để nó nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Một số công ty xây dựng website riêng phục vụ mục đích tuyển dụng. Nhưng nếu hầu bao công ty bạn không được rủng rỉnh cũng không sao, bạn hoàn toàn có thể thiết lập chuyên mục Tuyển dụng/ Cơ hội nghề nghiệp trên chính website công ty. Trong trang này, bạn hãy liệt kê hết tất cả vị trí đang tuyển dụng; và cho phép người xem tìm kiếm (filter) theo từng phòng ban, cấp bậc. Và đừng quên đầu tư chất lượng bản mô tả công việc, quan trọng lắm đấy không đùa!

Website công ty luôn có sẵn thông tin cơ bản (tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi), kèm theo một vài hình ảnh và video hoạt động doanh nghiệp; hoạt động vui chơi của nhân viên. Những hạng mục này bổ trợ rất tốt cho hạng mục Tuyển dụng, cho ứng viên cái nhìn bao quát về công ty. Và nếu “chúng ta đúng là của nhau”, ứng viên sẽ nộp đơn không chần chừ. 

Thực hành đồng cảm (Empathy)

Nhiều nghiên cứu độc lập trên thế giới đã chứng minh một điều: Cấp trên bao dung và thấu hiểu là yếu tố quan trọng khiến 90% nhân viên chọn gắn bó với công ty. Hiểu theo chiều ngược lại, người sếp hay quát tháo; và phán xét chỉ làm nhân viên nhanh nhanh “bỏ của chạy lấy người” mà thôi. 

Người sếp hay tương tác với nhân viên thường có khả năng đồng cảm cao hơn. Họ hiểu nhân viên của mình cả trong công việc lẫn đời sống. Và bản thân nhân viên cũng đồng cảm với sếp trên nhiều phương diện. Ở trong một môi trường làm việc đầy yêu thương và tôn trọng như vậy, kienthuchr chắc chắn đội ngũ nhân viên luôn duy trì được phong độ làm việc tốt nhất!

Hiện diện trên mạng xã hội

Để ý mà xem, sức lan tỏa trên mạng xã hội cực kỳ lớn; tin tức có thể lan truyền xuyên biên giới chỉ sau vài giây đăng tải. Và hầu như ai cũng có ít nhất một tài khoản mạng xã hội. Như vậy đã đủ lý do để các công ty hiện diện trên những nền tảng này hay chưa? 

Facebook fanpage không có cũng được, nhưng LinkedIn nhất định phải xây. Trên đây, bạn có thể sáng tạo và chia sẻ nhiều nội dung về lĩnh vực hoạt động của công ty, về đời sống văn phòng; và cả cơ hội việc làm. Tận dụng sức lan tỏa vốn có của những nền tảng này để tăng cường nhận diện thương hiệu (brand awareness). Đồng thời tiếp cận những ứng viên tiềm năng nhất. Đôi khi chính là những ứng viên thụ động chưa có ý định nhảy việc. Và đảm bảo nguồn ứng viên này, bạn khó lòng tìm thấy trên các kênh tuyển dụng truyền thống. 

Chú trọng xếp hạng và đánh giá công ty

Bên cạnh việc xây dựng content hữu ích trên mạng xã hội, công ty bạn nên cởi mở đón nhận các review/ feedback từ mọi người. Có thể là ứng viên, nhân viên cũ, nhân viên hiện tại hoặc khách hàng. Những phản hồi này dù tốt hay xấu cũng đều là cơ hội để bạn cải thiện thiếu sót; phát huy tối đa điểm mạnh của công ty. 

Ngày nay review không chỉ xuất hiện trên Facebook fanpage hay trang Google business của công ty; mà nó xuất hiện mạnh mẽ hơn cả ở những hội nhóm hướng nghiệp và tuyển dụng trên Facebook. Bạn nên “nằm vùng” và lắng nghe ở khu vực này nhiều hơn nữa.

Sự công bằng và công nhận

Một mức lương tương xứng với trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm là sự công nhận tuyệt vời mà nhà tuyển dụng dành cho ứng viên. Đồng thời là nguồn động lực to lớn để nhân viên hết lòng cống hiến. 

Trong quá trình làm việc, đừng quên quan sát; và khen ngợi kịp thời những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Nó không chỉ thúc đẩy nhuệ khí của nhân viên trong ngắn hạn; mà còn gia tăng sự cam kết  với công ty của họ trong dài hạn. 

Môi trường làm việc lành mạnh 

Môi trường làm việc năng động và có sự cạnh tranh lành mạnh nhất định là điều mọi nhân viên hướng tới. Khi công ty bạn offer một môi trường như vậy, cả ứng viên lẫn nhân viên sẽ không ngần ngại quảng bá tên công ty đến bạn bè và người thân của họ. Và bạn biết đấy, không gì lợi hại bằng những lời truyền miệng. 

chiến lược tuyển dụng (source: freepik)

Trung thực với ứng viên khi phỏng vấn

Trong lúc phỏng vấn, bạn nên thẳng thắn chia sẻ về vị trí và nhiệm vụ của ứng viên ở vị trí đó. Nếu được hãy rõ ràng cả về tiền lương và phúc lợi. Đừng cố lấp liếm, vì điều đó chỉ thể hiện bạn là nhà tuyển dụng không chuyên nghiệp và tiếng xấu thì lại đồn xa. 

Quan điểm của kienthuchr luôn là minh bạch từ đầu thì mới vui vẻ về sau. 

Giới thiệu ứng viên

Trước tiên, hãy kêu gọi “đội nhà” giới thiệu ứng viên. Nhân viên hiểu và gắn bó với công ty có khả năng đem lại nguồn ứng viên đúng chất lượng; giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Thông thường, các công ty sẽ xây dựng hẳn một chương trình giới thiệu ứng viên. Với mỗi ứng viên gia nhập thành công, người giới thiệu sẽ nhận được một khoản tiền thưởng nho nhỏ. Và ở đây, cả ba phía đều có lợi. 

Hệ thống quản trị tuyển dụng (Applicant Tracking System – ATS)

Hệ thống này giúp bạn quản lý những ứng viên từng nộp hồ sơ và cả nhân viên cũ. Đây đích thực là một kho báu chưa ai chạm. Sau này, trước khi đăng tin tuyển dụng vị trí nào đó, hãy đảo qua khu vực này một lượt. Biết đâu một ứng viên không phù hợp ngày trước lại trở thành người tiềm năng hôm nay. 

Mạng lưới quan hệ của bạn

Nếu bạn đang làm việc tại công ty săn người, chắc chắn bạn nắm trong kha khá ứng viên chưa tìm được nơi chốn phù hợp. Hãy chủ động liên hệ với những nhà tuyển dụng bạn cho là tiềm năng. Một công nhưng ba bên đều hài lòng. 

Chủ động “săn” ứng viên 

Điều quan trọng phải nhắc lại một lần nữa, mạng xã hội là môi trường lý tưởng để săn lùng các ứng viên tiềm năng. Nếu họ chưa có ý định tìm kiếm công việc, hãy xuất hiện, cho họ cơ hội và thuyết phục họ đầu quân cho bạn. Tại sao không?

Tóm lại là

Nghiền ngẫm, lựa chọn phương án và lên kế hoạch hành động càng sớm càng tốt. 2 từ khóa quan trọng bạn nên nhớ khi phác thảo chiến lược tuyển dụng: Tận dụng mọi nguồn thông tin, và biết mình biết đối thủ của mình. 

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version