Kiến Thức Chuyên Ngành

12 chỉ số cần theo dõi để làm Employer Branding hiệu quả (Phần 2) 

employer branding

Ở phần, chúng ta đã cùng tìm hiểu về ý nghĩa của việc đo lường hiệu quả marketing thương hiệu cũng như điểm mặt một vài chỉ số quan trọng cần “đo đạc”. Trong phần này, kienthuchr sẽ giúp bạn làm quen với các chỉ số còn lại. 

7. Chất lượng ứng viên

Ngày nay, những ứng viên chất lượng cao chọn đầu quân vào những công ty họ thật sự muốn làm việc; chứ không đơn thuần tìm kiếm một công việc tận dụng được kinh nghiệm và kỹ năng của họ nữa. Vậy nên, chỉ số này đặc biệt có ýnghĩa trong việc xác định liệu doanh nghiệp có thu hút đúng đối tượng!

Điểm mặt một vài chỉ số liên quan khi đo lường chất lượng ứng viên:

  • Số lượng ứng viên được giới thiệu;
  • Tổng ứng viên được phỏng vấn so với tổng số ứng viên ứng tuyển;
  • Số thí sinh được phỏng vấn với số lượng ứng viên nhận được offer;
  • Hiệu suất làm việc và khả năng gắn bó lâu dài của nhân viên mới. 

8. Chỉ số thương hiệu nhà tuyển dụng (Employee Brand Index)

Chỉ số Thương hiệu Nhà tuyển dụng (EBI) cung cấp cho doanh nghiệp góc nhìn của nhân viên về tổ chức họ đã, đang và sẽ làm việc.

employer branding
source: freepik

Phương pháp do Link Humans trực tiếp phát triển. Họ sẽ thu thập dữ liệu trong vòng 3-12 tháng về doanh nghiệp trên các nền tảng mảng xã hội, forum; website review công ty và tiến hành phân tích; đo lường dựa trên 16 thuộc tính thương hiệu khác nhau. Doanh nghiệp đọc kết quả này để đánh giá hiệu quả marketing thương hiệu nhà tuyển dụng; và tiến hành các động thái cải thiện, nếu cần.  nhun

9. Trải nghiệm phỏng vấn

Chúng ta chứng kiến sự nở rộ của nhiều website lẫn Facebook group chuyên tuyển dụng một nhóm ngành cụ thể; và đồng thời, review công ty. Trên đó, ngoài (cựu) nhân viên review môi trường làm việc; và còn có cả ứng viên chia sẻ chi tiết trải nghiệm phỏng vấn của mình. 

“Nằm vùng” tại những khu vực này giúp bộ phận HR thu thập những cảm nhận; và feedback không-thể-chân-thật-hơn về công ty cũng như quy trình tuyển dụng hiện tại: Những điều làm tốt rồi và những điều cần điều chỉnh. 

10. Tỷ lệ chấp nhận offer

Thông tin về tỷ lệ này tính toán xác suất một ứng viên đồng ý lời mời làm việc của công ty. Tỷ lệ chấp nhận offer cao đồng nghĩa với hiệu quả của các nỗ lực tuyển dụng đã thực sự “chạm” đến nhóm ứng viên tiềm năng. 

Sớm theo dõi tỷ lệ chấp nhận offer để kịp thời đối chiếu hiệu quả của những nỗ lực marketing thương hiệu lên công tác tuyển dụng. Và đừng quên tìm hiểu lý do các ứng viên từ chối đề nghị làm việc của công ty. Liệu rằng họ có lý do cá nhân; hay bởi vì ngoài kia đang tồn tại những thành kiến về công ty? 

11. Nhân khẩu học của ứng viên

Đa dạng hoá đội ngũ nhân viên bắt đầu từ việc thu hút các ứng viên đến từ khắp mọi miền. Những nỗ lực quảng bá hình ảnh công ty hiện tại có đang phủ sóng rộng khắp hay không? Nếu có, điều này sẽ truyền tải thông điệp nhà tuyển dụng này chào đón tất cả ứng viên; bất kể vùng miền. Chính bầu không khí đa dạng; và hài hoà này sẽ kêu gọi ứng viên ứng tuyển vào công ty của bạn. 

employer branding
source: freepik

Đo lường chỉ số này bằng cách thực hiện các khảo sát ẩn danh; tìm hiểu về giới tính và dân tộc. Trường hợp nhân khẩu học của ứng viên tương đồng với talent pool; đã đến lúc công ty mở rộng vùng quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng của mình. 

12. Lợi nhuận thu được từ Employer Branding (ROI)

Chúng ta đều biết thương hiệu nhà tuyển dụng tốt thật sự đem lại nguồn ứng viên tiềm năng cho công ty. Nhưng làm cách nào để bạn có thể giải thích một cách thuyết phục trước mặt Ban lãnh đạo công ty? Giải pháp chính là những con số. Hãy tính toán “lợi nhuận” bản thân danh tiếng công ty đem lại được. 

Điều cơ bản khi tính ROI là tìm xem khi tăng cường nỗ lực marketing thương hiệu; “cục” chi phí nào đã giảm đi. Ví dụ, chiến lược X tăng hồ sơ ứng viên; hoặc chiến lược Y tăng tỷ lệ chuyển đổi ứng viên, nhờ đó mà tiết kiệm X đồng. 

Tuy nhiên khách quan mà nói, cách tiếp cận này không thể xác định liệu có phải 100% những nỗ lực marketing thương hiệu đều góp phần giảm thiểu chi phí hay không. Và đo lường ROI như thế nào phụ thuộc phần lớn vào mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. 

Một cách để xác định lợi ích của thương hiệu nhà tuyển dụng là xác định mức độ cải thiện trong tỷ lệ nhảy việc; tỷ lệ trung thành của nhân viên, và tỷ lệ tuyển dụng được nhân viên phù hợp. Bạn có thể kết hợp dữ liệu của những chỉ số kienthuchr đã đưa ra ở trên. Một khi nắm đầy đủ những con số này; ROI hoàn toàn tính toán được phần lợi nhuận gia tăng bù đắp lại cho chi phí marketing thương hiệu. 

Tóm lại là

Như đã đề cập ở phần mở đầu, để chọn ra bộ chỉ số phù hợp để đo lường; bạn nên dựa vào những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Lấy ví dụ, nếu mục tiêu chính của công ty là giảm thiểu chi phí thu hút nhân tài; thì Chi phí tuyển dụng (Cost per hire); và Lợi nhuận thu được từ đầu tư Employer branding là hai chỉ số phải được quan sát liên tục. 

Bên cạnh việc phản ánh hiệu quả của công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng; các chỉ số này còn cung cấp những sự thật ẩn giúp công ty cải thiện các ý tưởng marketing thương hiệu. 

Nói chung, đo lường sát sao; và thay đổi kịp thời là con đường hiệu quả để nâng tầm  thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

Your email address will not be published.