
Trong bài viết này, mời bạn làm quen 7 chỉ số kpi còn lại khi đo lường hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
4. Sự hài lòng về quá trình đào tạo
Chỉ số này được dùng để đánh giá mức độ hài lòng của người học với chương trình đào tạo. Vậy nên bạn thường bắt gặp nó trong các khảo sát kết thúc lớp học.
Thông thường, người ta sử dụng thông số NPS (Net promoter score) cho các câu hỏi liên quan đến mức độ hài lòng sau đào tạo. Ví dụ, trên thang điểm từ 1 đến 10; bạn sẵn sàng giới thiệu khóa đào tạo cho bạn bè và đồng nghiệp đến mức nào?

Sau khi phân tích kết quả, con số trả về dao động ở mức 0-30 có nghĩa là học viên hài lòng về lớp học; trên 30 là rất hài lòng. Và dưới 0, bạn phải tiếp tục rà soát vấn đề rồi đó.
5. Hiệu quả vận hành
Quá trình đào tạo hiệu quả sẽ hàn gắn những đứt gãy về mặt kỹ năng; và tối ưu quy trình làm việc, góp phần lớn trong việc cải thiện quy trình vận hành của công ty.
Lấy ví dụ thế này, vấn đề nhức nhối hiện nay là có đến 40% khối lượng công việc thường xuyên bị trễ deadline. Nếu công ty tổ chức một lớp đào tạo về quản lý thời gian cho nhân viên; thì kết quả mọi người mong đợi là con số 40% giảm dần theo thời gian.
Để tiện so sánh và đối chiếu, HR nên xác định các chỉ số vận hành cần thiết; và tiến hành đo lường trước và sau đào tạo.
6. Dữ liệu đăng ký khoá học
Chỉ số này ghi nhận số lượng nhân viên đăng ký tham gia khóa học. Bạn có thể tận dụng chỉ số này để điều chỉnh cách thức truyền thông chương trình đào tạo đến đội ngũ của mình.
kienthuchr khuyến khích bạn chạy A/B Testing nhằm đánh giá chính xác kiểu thông điệp; và hình ảnh nào thực sự đánh trúng “huyệt tâm lý” của mọi người. Ngoài ra, một cách hiệu quả để quảng bá khóa học chính là sử dụng kênh truyền thông mang tên “sếp”.
7. Tỷ lệ hoàn thành khóa học
Trên cương vị của người tổ chức khóa đào tạo, bạn cảm thấy như thế nào khi chỉ có 50/1000 người đăng ký; và hoàn thành trọn vẹn khóa học.
Nói như vậy để thấy khâu đăng ký chỉ là khâu đầu tiên mà thôi; xuyên suốt quá trình học bạn cần cung cấp kha khá “mồi động lực” để thúc đẩy mọi người. Một số cách làm phổ biến là game hoá lý thuyết (gamification); hoặc sản xuất các nội dung ngắn gọn gợi nhớ về bài học.
8. Tỷ lệ nghỉ học giữa chừng
Chỉ số này cho biết tỷ lệ học viên quyết định dừng khoá học trên tổng số người đăng ký. Đây chính là thước đo chất lượng nội dung của khóa học; hoặc là “biển cảnh báo” vấn đề về tương thích trình duyệt, phần mềm trong trường hợp học online. Để con số này có ý nghĩa về mặt phân tích, bạn nên tiếp tục đào sâu tìm ra giai đoạn; mà học viên bỏ học nhiều nhất; và lý do đằng sau hành động này là gì.
9. Chỉ số kpi về điểm quá trình và tỷ lệ thông qua khóa học
Tỷ lệ thông qua đo lường số học viên đậu hoặc rớt một khoá học nào đó. Ví dụ, 200 nhân viên cùng làm bài kiểm tra cuối khoá và chỉ có 45 người vượt qua. Vậy tỷ lệ thông qua khoá học là 22.5%.
Con số này ẩn chứa nhiều thông điệp như: Tìm ra top học viên xuất sắc nhất; bài kiểm tra vượt xa trình độ khiến học viên tốn nhiều thời gian thực hiện, học viên không nhớ kiến thức của những tuần đầu tiên, câu hỏi đánh giá quá mức chi tiết,… Đặc biệt, ở một số công ty quy định nhân viên phải thi lại cho đến khi đạt được điểm đậu tối thiểu của khóa học.
10. Hiệu suất của nhân viên sau đào tạo
Tuỳ thuộc vào độ phức tạp của kỹ năng được đào tạo, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực của nhân viên sau vài tuần; vài tháng hoặc một năm hơn.

Gợi ý một số chỉ số hiệu suất cần được đo lường (dành cho vị trí Sales): Số lượng đơn hàng, số lượng vấn đề được giải quyết chỉ trong cuộc gọi đầu tiên; doanh số bán hàng cá nhân,… Lưu ý, cũng giống như chỉ số ROI; bạn chỉ nên áp dụng chỉ số này cho những khóa đào tạo đem lại ảnh hưởng lớn nhất.
Số liệu, lấy từ đâu?
- Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System): Hệ thống này ghi nhận tất cả chỉ số như tỷ lệ đăng ký khoá học; tỷ lệ hoàn thành khóa học, điểm quá trình và một số chỉ số tương tác khác.
- Khảo sát (Surveys): Đo lường tính hiệu quả của khoá đào tạo (mức độ hài lòng và một số chỉ số định lượng khác).
- Phỏng vấn nhóm (Focus groups): Những cuộc trò chuyện cởi mở giúp bạn đào sâu vào cảm nhận; và suy nghĩ của học viên.
- Bản đánh giá hiệu suất của nhân viên: Cung cấp số liệu về sự cải thiện của nhân viên sau các lớp đào tạo.
Tóm lại là
Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những hoạt động quan trọng đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp nói chung; và sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng. Với ý nghĩa đó, việc lên kế hoạch; và triển khai đào tạo cần được đầu tư đúng mức (chất lượng nội dung, kinh phí lẫn thời gian); nhằm đem lại hiệu quả tối đa. kienthuchr hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho đội ngũ HR góc nhìn đầy đủ; và đúng đắn nhất về triển khai đào tạo nguồn nhân lực.
Có thể bạn quan tâm: